Gan bị bệnh thật sự rất nguy hiểm, và càng nguy hiểm hơn nếu bạn có bệnh mà không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là 4 loại cây thuốc dùng làm cách chữa bệnh gan được nhiều người tin tưởng áp dụng. Cùng tìm hiểu 4 loại thần dược này nhé!
Cách chữa bệnh gan bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà Asteraceae. Sở dĩ có tên là nhọ nồi (cỏ mực) bởi vì khi vò nát sẽ thấy nước chảy ra đen như mực.
Theo Đông y nhọ nồi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc giúp mát huyết, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, cầm máu, làm đen tóc… và một số tác dụng của cây nhọ nồi có thể kể tới bao gồm: chữa viêm họng, trị sốt, chảy máu cam…và là cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ rất tốt.
Vào năm 2013, đã có đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cỏ nhọ nồi trên mô hình tổn thương gan” của các tác giả Phạm Thị Vân Anh và Lê Thị Hải Yến (Đại học Dược Hà Nội) đã đưa ra kết luận: “Cao của cây cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng của gan, đồng thời giúp hạn chế được một phần tổn thương gan.”
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ bằng cây nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g.
Với trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g;
Đối với người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: 6g đại hoàng, 15g lá sen. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Lưu ý khi sử dụng nhọ nồi: Người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, âm hư không có nhiệt thì không nên sử dụng cây nhọ nồi làm thuốc trị bệnh.
Cách chữa bệnh gan bằng cây Dứa dại
Cây dứa dại còn có tên gọi là dứa gỗ, dứa gai. Đông y gọi tên là lỗ cổ tử, sơn ba la (dứa núi), dã ba la (dứa dại). Tên khoa học là padanus tectorius soland. Dứa dại mọc hoang ở nhiều nơi, được trồng làm cây cảnh, một số nơi còn dùng để ăn. Ngoài quả thì các bộ phận khác như nõn hoa đều có thể làm thuốc.
Dứa dại có vị ngọt, có tác dụng tiêu đàm, giải độc rượu, bổ máu,… rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan do virus. Rễ dứa dại có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, hạ sốt… là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị viêm gan, phù thũng.
Cách chữa bệnh gan bằng cây chó đẻ
Loại cây mọc hoang này được chúng ta gọi bằng rất nhiều cái tên khác như: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hòe thái,… Loại cây này có tác dụng rất tốt và thường được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị bệnh.
Theo Đông y, loại cây này có vị ngọt, tính hàn, lợi tiểu, có khả năng sát khuẩn, giúp máu huyết lưu thông, thanh can, giảm nhiệt. Cây thường được sử dụng toàn bộ để giảm đau, thông tiểu, cam tích, phù thũng do viêm thận, viêm ruột tiêu chảy, sưng họng đau.
Đối với bệnh gan, cây chó đẻ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm gan hay viêm gan do virus B.
Cách chữa bệnh gan bằng cây kế sữa
Trong thực tế thì hiệu quả của cây kế sữa đối với bệnh viêm gan không chỉ được các thành thuốc dân gian mà được rất nhiều nhà khoa học công nhận. Theo nghiên cứu thì trong thành phần của cây kế sữa có chứa: hoạt chất silymarin, silibinin, polyphenol flavonodi, silidianin, isosilibinin…
Những hoạt chất đó có thể có tác động tích cực đến việc điều trị bệnh viêm gan như sau:
Có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của các gốc tự do lipoperoxid có khả năng cải thiện tình trạng gan bị viêm, giúp điều trị những tổn thương trên bề mặt của gan.
Thành phần silymarin có khả năng bảo vệ hoạt động của gan, đặc biệt là dưới tác động của bia rượu.
Có cơ chế ngăn chặn sự hình thành collagen, nhờ đó mà giảm được tình trạng xơ hóa gan hiệu quả hơn.
Việc dùng cây kế sữa để chữa bệnh gan không chỉ có tác dụng tốt mà còn khá an toàn, do sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên. Cây này cũng khá dễ kiếm nên giúp chúng ta tiết kiệm khá đáng kể chi phí điều trị. Quả thật, đây là cách chữa bệnh gan hiệu quả có nhiều ưu điểm vượt trội mà chúng ta không nên bỏ qua.
Như vậy chúng ta vừa cùng tìm hiểu về tác dụng và cách chữa bệnh gan của 4 loại thần dược vườn nhà vô cùng hiệu quả. Chúc bạn có sức khỏe tốt và mau chóng khỏi bệnh.