Vàng da không đơn thuần là da có màu vàng mà niêm mạc hoặc kết mạc mắt cũng có thể bị vàng. Vàng da có thể là sinh lý (gặp ở một số trẻ sơ sinh) hoặc vàng da bệnh lý với nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như bệnh xơ gan vàng da cũng là bệnh lý gây vàng da phổ biến.
Vàng da là gì?
Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Là tình trạng da hoặc tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirubin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu này bị vỡ sẽ tạo ra các tế bào mới để thay thế. Những tế bào cũ sẽ được gan xử lý. Nhưng nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý hết các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể và khiến làn da chuyển sang màu vàng.
Tại sao bị bệnh xơ gan vàng da?
Da bị vàng (da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng) là do sắc tố mật (bilirubin) tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh (vàng da sinh lý) do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.Vàng da sơ sinh sẽ hết sau một tuần với trẻ đẻ đủ tháng và sau hai tuần với trẻ đẻ thiếu tháng, nếu vàng da kéo dài có thể do bệnh lý.
Trong khi đó, với người lớn khi bị vàng da thường do bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng da, ví dụ như các bệnh về gan, do chức năng của các bộ phận gan, mật, tụy bất thường, gọi là dấu hiệu bệnh xơ gan vàng da. Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép (sỏi mật, giun chui ống mật làm tắc nghẽn, polyp hoặc u…) hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật. Đó là các bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính do virus A, B, C, D, E, G hoặc do ngộ độc (rượu, hóa chất) hoặc do mắc bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da, chảy máu (Leptosspira) đều có dấu hiệu bị vàng da.
Cách nhận biết bệnh xơ gan vàng da
Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân vàng da sẽ thấy lượng bilirubin trong máu tăng cao ở cả 3 loại (bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp). Bên cạnh đó lượng men gan AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Aanine aminotransferase) cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường, cho thấy chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Triệu chứng thông thường nhất là hiện tượng da và tròng trắng của mắt bị ngả vàng. Nếu bệnh nặng hơn, các khu vực này có thể chuyển thành màu nâu.
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi nồng độ bilirubin quá cao là:
- Bệnh xơ gan vàng da có khả năng làm bạn buồn nôn, nôn mửa…
- Bên trong miệng có màu vàng;
- Nước tiểu sẫm màu;
- Phân nhạt màu hoặc có màu đất sét.
- Lưu ý: nếu chỉ có da bạn ngả vàng trong khi lòng trắng của mắt thì không thì bạn có thể không bị vàng da. Làn da của bạn có thể biến một màu vàng hoặc cam nếu bạn tiêu thụ nhiều beta carotene, một sắc tố màu da cam trong cà rốt.
- Các triệu chứng khác phụ thuộc vào các rối loạn dẫn đến chứng vàng da:
- Ung thư có thể gây mệt mỏi, sụt cân…
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng bệnh xơ gan vàng da (vàng niêm mạc mắt, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng, nước tiểu vàng, thậm chí sẫm màu hoặc phân bạc màu trong bệnh tắc đường mật) cả người bệnh (người lớn) và bác sĩ đều nhận thấy, cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân.